Cầu thang thoát hiểm là chi tiết không thể thiếu khi thiết kế và xây dựng các công trình nhà cao tầng, nhà chung cư, cao ốc…Không đơn thuẩn phục vụ mục đích di chuyển, thang thoát hiểm còn bảo đảm an toàn cho con người khi công trình xảy ra sự cố, vì thế tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng khá chi tiết và được quy định rõ ràng cần lưu ý thực hiện đầy đủ khi thi công.
1. Cầu thang thoát hiểm là gì ? Vai trò của cầu thang thoát hiểm
Với những công trình nhà cao tầng, nhà chung cư hay những tòa cao ốc lớn thì cầu thang thoát hiểm là bộ phận không thể thiếu bên cạnh cầu thang máy, nó đóng vai trò là lối đi khẩn cấp cho con người khi các tòa nhà này xảy ra các sự cố nguy hiểm liên quan tới cháy nổ.
Không chỉ bảo đảm an toàn tính mạng cho con người những lúc xảy ra động đất, hỏa hoạn…thì với hình thức thiết kế đa dạng, đẹp mắt, thang thoát hiểm còn góp phần tạo tính thẩm mỹ ấn tượng, tăng độ an toàn cho công trình. Với vai trò quan trọng đó thì tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng được xây dựng dựa trên tiêu chí đó.
Cầu thang thoát hiểm bố trí gần cầu thang máy, nếu cầu thang máy có trục trặc hoặc mất điện, không thể di chuyển thì cầu thang bộ là phương tiện di chuyển thiết yếu vì thế trong các công trình có thang máy thì không thể thiếu cầu thang bộ thoát hiểm.
Hầu hết các công trình đạt tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng hiện nay đều được làm bằng khung thép bởi nó không chỉ mang lại lợi ích về mặt thẩm mỹ với khả năng tạo hình đa dạng, tiết kiệm được không gian, chi phí thấp hơn so với các loại thang thoát hiểm được làm từ các loại vật liệu khác.
2. Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng
Trong nhà cao tầng phải có ít nhất 2 lối thoát nạn để bảo đảm cho người thoát nạn an toàn khi có cháy nổ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động.
Trong nhà cao tầng có diện tích mỗi tầng lớn hơn 300 m2 thì hành lang chung hoặc lối đi phải có ít nhất hai lối thoát ra hai cầu thang thoát nạn. Theo tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cho phép thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía kia phải thiết kế ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài nếu diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300 m2.
3. Cầu thang an toàn và hành lang an toàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Nói đến kết cấu chịu lực, vì tính chất thoát hiểm của cầu thang nên phải đảm bảo kết cấu chịu lực hơn những loại cầu thang bộ bình thường. Khi gặp sự cố sẽ có số lượng người lớn di chuyển bằng cầu thang thoát hiểm, vì thế cầu thang phải có kết cấu chịu lực trọng tải lớn hơn. Bên cạnh đó nếu xảy ra động đất thì kết cấu chịu lực là yếu tố giúp cho cầu thang trụ vững. Đây là một trong những tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quan trọng hàng đầu.
Hiện nay đã từng có rất nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra ở những chung cư trên thế giới cũng như Việt Nam gây thiệt hại nặng nề cả về người và của, vì thế giới hạn chịu lửa của cầu thang thoát hiểm càng cao càng tốt để bảo đảm an toàn của những người di chuyển.
Cửa ngăn cháy là một bộ phận, là tiêu chí thang thoát hiểm nhà cao tầng không thể thiếu của cầu thang thoát hiểm có vai trò ngăn chặn hỏa hoạn tối ưu nhất khi di chuyển trên cầu thang thoát hiểm. Vật liệu chống cháy có vị trí rất quan trọng và chắc chắn phải được lựa chọn khi thiết kế cầu thang thoát hiểm, cửa ngăn cháy.
- Có thông gió điều áp và không bị tụ khói ở buồng thang.
- Có đèn chiếu sáng sự cố.
- Thang phải thông thoáng từ mặt đất lên các tầng và có lối lên mái.
Hãy liên hệ vơi Mái Che - Cơ Khí Phước Lành để được tư vấn và báo giá một cách chính xác nhất. Liên Hệ: 0985.778.564 hoặc 0935.580.836 ( Mr Lành).